Van điện từ thì chắc ai làm trong ngành ai cũng biết . Vì lượng tìm kiếm sản phẩm này trên Google được thông kê lên đến 294.000.000. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ứng dụng của van điện từ. Bài viết hôm nay mời bạn cùng vancongnghiephn.com tìm hiểu về ứng dụng của van điện từ trong hệ thống lạnh. Hãy tham khảo những thông tin ngay dưới đây. Để bạn không bị bỏ lỡ những kiến thức bổ ích này nhé.
Ứng dụng của van điện từ trong hệ thống lạnh như thế nào?
Van tiết lưu điện từ cũng giống như các loại thiết bị tiết lưu khác. Có chức năng điều chỉnh lưu lượng môi chất phun vào dàn bay hơi phù hợp với tải lạnh. Và đảm bảo độ quá nhiệt hơi hút cần thiết khi hơi ra khỏi dàn bay hơi để trở về máy nén.
Van tiết lưu điện từ có tên tiếng anh là Electronic Expansion Valve. viết tắt là EEV, khác với van tiết lưu nhiệt TEV (Thermolstatic Expansion Valve) sử dụng bầu cảm kiểu nhiệt áp. Lấy tín hiệu nhiệt độ quá nhiệt sau dàn bay hơi biến thành áp suất làm co giãn màng đàn hồi để khép mở cửa van. Qua đó điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh phun vào dàn. Van tiết lưu điện từ EEV có cấu tạo và nguyên lý làm việc theo nguyên tắc khác hẳn.
Nguyên tắc cấu tạo và cách lắp đặt vào hệ thống lạnh
Van tiết lưu điện từ gồm 1 van được điều chỉnh khép mở bằng động cơ để tiết lưu lưu lượng môi chất lạnh, và phải đi kèm với một bộ vi xử lý. Nhiều loại van điện từ của các hãng sản xuất khác nhau có thể điều chỉnh bằng một máy tính cá nhân PC thông thường.
Thay cho cửa van thông thường, tiết diện tiết lưu ở đây được điều chỉnh bằng cách dùng một ống chụp bịt bớt hoặc mở thêm các lỗ thoát trên ống dẫn gas lỏng đến từ dàn ngưng tụ.
Ống chụp này được một motor hoạt động theo 760 bước lên xuống tuyến tính nhờ các xung từ bộ vi xử lý (MPS – Microprocessor) đưa đến. Các xung được hình thành nhờ các tín hiệu nhiệt độ ở trước và sau dàn bay hơi quyết định.
Bộ vi xử lý sẽ điều chỉnh lưu lượng phun vào dàn lạnh sao cho hơi hút vào xi lanh có độ quá nhiệt là 8,3 K.
Nghĩa là nhiệt độ hơi hút vào xi lanh lớn hơn nhiệt độ bay hơi 8,3 oC. Bộ vi xử lý do vậy cần được nhận tín hiệu nhiệt độ môi chất lạnh. Ngay trước dàn bay hơi và sau dàn bay hơi.
Độ quá nhiệt đó được duy trì khoảng từ 8,3 – 11,1 K. Khi đo được độ quá nhiệt ở sau động cơ là 8,3 K. Thì độ quá nhiệt hiệu quả ở dàn bay hơi giảm xuống 1,1 – 1,7K.
Điều đó cho phép tăng hiệu suất dàn lạnh và máy lạnh lên khá nhiều. Nếu so sánh với van tiết lưu nhiệt, ta thấy độ quá nhiệt sau dàn bay hơi thường thường 4,5K đến 5,6K.
Ứng dụng của van điện từ trong hệ thống lạnh.
Bộ vi xử lý và van EEV cũng có thể cảm nhận nhiệt độ ngưng tụ bão hòa. Khác với van tiết lưu nhiệt TEV cần có độ chênh áp tối thiểu là 5bar qua van. Van EEV chỉ cần có độ chênh áp tối thiểu là 1bar để cấp đầy đủ lỏng cho dàn bay hơi.
Do đó trong khi hệ thống lạnh với van TEV phải giữ áp suất ngưng tụ gần như không đổi. Cả khi vận hành vào mùa hè và mùa đông. Van EEV có thể điều chỉnh nhiệt độ ngưng tụ xuống thấp nhất có thể được tùy theo nhiệt độ môi trường làm mát.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong trong việc tiết kiệm năng lượng khi vận hành giảm tải. Đảm bảo máy làm việc với năng suất lạnh cao và công nén thấp (do nhiệt độ ngưng tụ thấp).
Vì như ta đã biết nhiệt độ ngưng tụ giảm 1oC. Năng suất lạnh của hệ thống tăng khoảng 4% và điện năng tiêu thụ giảm khoảng 1,5%.
Một ưu điểm khác của EEV so với TEV là nhờ kết hợp bộ vi xử lý. Van EEV có thể đóng 100% cửa thoát trong khi TEV. Không thể đóng được 100% nên luôn phải có 1 van điện từ đặt trước. Nên ta có thể nói van EEV = van TEV + van điện từ.
Cuối cùng nhờ có bộ vi xử lý, khi đóng EEV 100% còn đặt chương trình cho máy nén làm việc thêm 10s giống như mạch hút kiệt để nhốt gas và khi khởi động lại van EEV cũng mở sau 10s để tránh lỏng có thể lọt về máy nén do độ quá nhiệt quá lớn khi khởi động.
Tuy nhiên van EEV cũng có nhược điểm vì đắt và vì luôn luôn phải đi kèm một bộ vi xử lý.
Nguồn tham khảo: ebookbkmt.com