Những thông tin về van bi là một trong những chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên google gần đây. Vũng bởi nó là một trong những loại van được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nhưng không phải bất cứ thông tin gì cũng có thể tìm thấy trên google đâu. Trong bài viết này có thể chứa rất nhiều thông tin thú vị về van bi đấy. Nào hãy cùng xem nhé.
1. Khái quát định nghĩa về van bi.
Có thể chỉ cần nghe tới tên loại van này, bạn đã tưởng tượng ra đặc tính của nó. Loại van này có một viên bi rỗng tâm. Bởi vậy thiết bị này còn có tên gọi khác là van cầu hoặc Ball Valve. Đó đều là những cái tên dùng để nói về đặc trưng của một thiết bị cơ khí sử dụng góc quay nhỏ hơn hoặc bằng 90 ° để đóng hoặc mở.
1.1 Thông số kĩ thuật.
+ Chất liệu – Thân: Gang, Inox, Thép mạ crom, đồng.
+ Gioăng: PTFE.
+ Trục, ty: Inox 304.
+ Kiểu kết nối: Lắp ren/ lắp bích.
+ Kích cỡ: 1/4 – 20″ (8A – 200A).
+ Áp lực làm việc: 16kg/cm2 đến 64kg/cm2.
+ Nhiệt độ làm việc: MAX 250 độ C.
+ Hãng sản xuất: SSV, EMICO, YONGSI.
+ Xuất xứ: Đài loan/ Hàn Quốc/ Trung Quốc.
+ Tiêu chuẩn: JIS – BS, DIN.
+ Bảo hành: 12 tháng.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi.
Van bi cũng có cấu tạo khá là đặc biệt so với những loại van còn lại. Sau đây sẽ là một số thông tin phân tích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại van công nghiệp có tên Ball Valve này.
2.1 Thân van.
Thân van là thành phần quan trọng quyết định hình dạng. Và là lớp vỏ bọc bên ngoài, nhằm bảo vệ các cơ quan bên trong của van. Nếu thiếu thân van, chắc chắn van bi sẽ không thể hoạt động. Đặc biệt là khi áp dụng nó vào vai trò lưu chuyển chất khí. Và chất liệu để chế tạo nên bộ phận này thường là đồng, inox hoặc gang, thép,…
=== > Xem thêm: Tiết lộ bí mật về van bướm tay quay mặt bích những điều bạn chưa biết
2.2 Đĩa van (bi van)
Ở van bi thì đĩa van chính là một chi tiết có dạng khối cầu rỗng ruột. Khối cầu này có độ cứng rất cao, nhưng khả năng chống lại sự ăn mòn rất thấp. Nó được đục lỗ xuyên tâm để lưu chất có thể chảy qua. Do khả năng chịu ăn mòn thấp nên bi van chỉ thích hợp làm việc ở môi trường chất khí hơn là chất lỏng và dung môi.
2.3 Trục van
Cũng giống như tên gọi, bộ phận này chính là cần trục của van. Nó có vai trò kết nối bi van (đĩa van) với bộ phận điều khiển của van (thường là tay gạt). Khi người dùng tác động lên tay gạt. Tay gạt sẽ truyền tín hiệu đến trục van. Tục van chuyển động xoay, khiến cho bi van cũng chuyển hướng. Nhờ đó dòng chảy có thể lưu thông hoặc bị chặn.
2.4 Gioăng làm kín
Gioăng làm kín là phần ít ai để ý tới. Nhưng nó lại là một phụ kiện quan trọng không thể thiếu của van bi. Gioăng này có tác dụng làm kín khí. Và không cho chất lỏng trào ra ngoài trong quá trình van vận hành. Bộ phận này thường được chế tạo từ chất liệu teflong.
3. Phân loại van bi
Do sử dụng cơ chế vận hành là một viên bi tròn, nguyên lý đóng mở với góc 90 độ trở xuống. Nên các loại van bi chủ yếu được áp dụng với bộ phận điều khiển tay gạt. Thực ra van bi tay quay cũng không phải là không có. Nhưng nó thường hay được gọi là van bi mặt bích hơn. Dưới đây sẽ là thông tin tham khảo về 2 nhóm van này.
3.1 Van bi tay gạt.
Như trên đã nói, van bi tay gạt chính là nhóm van bi được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất. Đặc điểm của loại van này là sử dụng bộ phận điều khiển dang thanh gat. Người dùng chỉ cần gạt nhẹ thanh này sang một bên, lập tức van sẽ hoạt động. Hiện nay đa phần mọi người đều thích sử dụng loại van này. Bởi nó giúp tiết kiệm sức lực. Cũng như giá tiền để mua nó rấ rẻ.
3.2 Van bi mặt bích.
Trái với những đặc tính của van bi tay gạt. Loại van bi mặt bích, hay còn gọi là loại tay quay. Lại có bộ phận điều khiển dạng vô lăng. Loại van này thường được chế tạo từ vật liệu thép, nhựa, inox. Hoặc đôi khi là bằng gang. Đa số vai trò và tính năng của chúng được áp dụng để ráp nối các hệ thống đường ống khí. Nhờ có sự ra đời của loại thiết bị này, việc thi công lắp ráp những đường ống dẫn dầu đều trở nên dễ dàng thuận tiện hơn.
=== > Xem thêm: Van cửa chất lượng đỉnh cao 2019
3.3 Van bi điều khiển khí.
Van bi khí điều khiển là thiết bị dùng để đóng hoặc mở đường ống. Trước tới nay thông thường van được đóng mở bằng tay. Hiện nay tự động hóa ngày càng phát triển. Và việc đóng mở van cũng cần được tự động. Van đóng mở tự động bằng khí nén. Bằng hệ thống khí nén được gọi là van điều khiển bằng khí nén.
4. Tìm hiểu những ưu nhược điểm của van bi.
Dù là bất cứ thiết bị nào cũng sẽ đều có những ưu điểm, nhược điểm của nó. Và ngay cả van bi cũng sẽ không ngoại lệ.
4.1 Ưu điểm.
Do loại van này thường nhỏ gọn, có kết cấu khá đơn giản. Nên nó tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà sản xuất. Điều này cũng khiến cho sản phẩm trở nên tương đối rẻ. Ngoài ra cơ chế vận hành được thiết kế với góc quay thấp, cũng sẽ giúp tiết kiệm sức lực cho người dùng.
4.2 Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, thì van bi cũng sẽ có một số nhược điểm cố hữu. Đó là dễ bị kẹt trong quá trình sử dụng. Và do độ chịu ăn mòn kém, không thích hợp với môi trường chất lỏng và dung môi. Nên các loại van bi chỉ hoạt động được trong các môi trường dầu và khí. Điều này khiến cho năng lực của van bị giảm.
5. Tại sao nên bảo trì van bi thường xuyên.
Trải quá một thời gian sử dụng có thể xảy ra một số sự cố thường gặp chính là van bị kẹt không điều khiển được. Nên giữa trụ van và thân van có thể bị bó hay gỉ sét. Thường gây ra khó khăn cho quá trình vận hành của van. Van bi cũng thường hay bị rò rỉ phần trục van và thân van do quá trình vận hành. Có thể gây mài mòn làm mất đi sự kín khít giữa phần làm kín, trục van và thân van, bi van.
Để khắc phục những tình trạng như trên xảy ra, người vận hành cần chú ý kiểm tra hoạt động của van. Nên thường xuyên lau chùi ngoài van, đồng thời thường xuyên tra dầu, mỡ bôi trơn. Tại những vị trí cần thiết ( tốt nhất nên định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần) để van có thể hoạt động trơn chu.
Bạn vừa xem xong những thông tin tham khảo về van bi. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.
C/ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Tân Bình
Đ/c: Cụm 6, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0987.66.88.55
Email: doanviet191010@gmail.com