Van bướm tay quay được lắp đặt và bảo trì như thế nào là đúng kĩ thuật không phải ai cũng biết. Thông qua bài viết bên dưới chúng tôi xin giới thiệu bạn cách lắp đặt đúng kĩ thuật.
1. Van bướm tay quay là gì?
Van bướm tay quay là van đóng mở bằng chuyển động hộp số qua tay quay vô lăng. Chuyển động qua hệ thống trục van làm canh van chuyển động đóng và mở. Cánh van được bằng inox hoặc mạ Crom.
Van bướm tay quay hay còn được gọi là van bướm vô lăng là loại van bướm thông thường đóng mở nhanh. Tuy nhiên do kích thước đường ống lớn nên dùng van bướm lớn khi đó việc đóng mở trở nên khó khăn hơn. Van thiết kế thêm bộ giảm tốc – hộp số và tay quay (vô lăng). Giúp cho người vận hành trở nên thật dễ dàng và đơn giản.
=== > Xem thêm: Tìm hiểu chung về van cửa Hàn Quốc.
2. Thông số kĩ thuật của van bướm tay quay.
– Vật liệu: Gang, gang dẻo, inox 316. 304. 201, thép, thép hợp kim.
– Gioăng : cao su EPDM, Teflon.
– Áp lực làm việc: PN10. PN16. PN25.
– Nhiệt độ làm việc cho phép: 0-80 độ C.
– Tiêu chuẩn: JIS – DIN.
– Kiểu kết nối: Kết nối với ống bằng mặt bích.
– Hãng: Trung Quốc, Đài Loan , AUT Malaysia, Wonil – Hàn Quốc, Nhật.
3. Cách lắp đặt van bướm tay quay.
* Chuẩn bị:
Để có thể lắp đặt van bướm đầu tiên chúng ta cần xác định hệ thống dùng loại van bướm gì?
– Van bướm tay quay, Van bướm tay gạt, Van bướm khí nén, Van bướm điện
– Mặt bích: 2 cái để bắn ốc hoặc Bu lông trực tiếp vào đường ống
– Gioăng: Zoăng Cao su, Zoăng PTFE ( Teflon), Zoăng chì
– Bu lông, ốc viết để định vị lỗ ốc ở thân van bướm
– Cờ lê, mỏ lết thiết bị hỗ trợ.
=== > Xem thêm: Địa chỉ bán van bi tốt nhất tại Hà Nội
3.1. Hướng dẫn quy trình lắp đặt.
– Mặt bích được kết nối với đường ống ( hàn trực tiếp vào 2 đầu của đường ống).
– Gioăng làm kín được đặt áp vào mặt bích trong pham vi mặt bích.
– Đặt van bướm vị trí mở 45 độ và lắp đặt trực tiếp vào giữa 2 miếng đệm với ống mặt bích.
– Đưa ốc và bu lông vào các lỗ đã định vị sẵn siết chặt.
*Lưu ý: Chúng ta cần để ý các bộ phận như gioăng làm kín để tránh bị rò rỉ hoặc kẹt gây ra sự cố không mong muốn.
4. Bảo trì và bảo dưỡng van bướm tay quay.
Với có cần van chuyển động, bụi hay các vật chất khác có thể bám vào gây khó khăn cho trong việc vận hành van bướm. Đến những mốc thời gian nhất định đã lập ra trong kế hoạch bảo trì thiết bị do phòng cơ điện đề ra cần tiến hành bảo trì (tốt nhất là từ 2- 5 tháng một lần) những người trực tiếp vận hành cần phải:
– Giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra ngoài một số loại van yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía
trong.
– Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng thời gian từ 1-2 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận. Bên trong van bướm như: đĩa van, tấm đệm có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không. Nếu không còn đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế ngay để tránh các hậu quả sau này khi sử dụng .
Lưu ý:
+ Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 10°-70°.
+ Van bướm là van có thể dùng để đìêu tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng. Cơ cấu gài góc độ mở: Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại.
Có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở ban đầu.
Qua những gì đã chia sẻ trong bài viết về cách lắp đặt van bướm tay quay. Nếu có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi.
C/ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Tân Bình
Đ/c: Cụm 6, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0987.66.88.55
Email: doanviet191010@gmail.com