Van bướm và van cửa có điểm gì khác nhau các bạn đã biết chưa? Thực ra mỗi loại van có mội đặc điểm cũn như nguyên lí hoạt động riêng biệt khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn hai loại van này cho phù hợp.
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau của van bướm và van cửa chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm từng loại van một nhé.
1. Khái niệm van bướm và van cửa.
Trước khi các bạn tìm hiểu về sự khác nhau về van bướm và van cửa chúng tôi mời các bạn cùng nhau tìm hiểu khái niệm của hai loại van để có cái nhìn sâu xa hơn nhé.
1.1. Van cửa là gì?
Van cửa được người ta gọi bằng nhiều tên khác nhau như là van chặn, van cổng. Và loại van này được sử dụng phổ biến cho hệ thống nước sạch, hệ thống phòng cháy chửa cháy, thủy điện…
Hoạt động của van cửa rất đơn giản bằng cách vận hành tay vô lăng. Và từ đấy cánh van sẽ hoạt động theo chiều trên xuống một cách từ từ.
Công dụng chính của van cửa là ngăn chặn hoặc cho phép dòng nước lưu thông trên hệ thống đường ống khi cần thiết. Khi cánh van lên điểm cao nhất cũng chính là lưu lượng đi qua hoàn toàn và lưu lượng đi qua được xem là tối đa.
Chất liệu để cấu tạo nên van cổng có rất nhiều như inox, gang, thép… Van hoạt động độc lập như đạt đầu nguồn hoặc cuối nguồn xả thải. Van hoạt động nhẹ nhành nhờ điều khiển bằng tay vô lăng. Và có thể đặt van cổng hoạt động ở các công trình lớn nhỏ khác nhau.
1.2. Van bướm là gì.
Van bướm được cấu tạo dưới dạng cánh bướm ở phía bên trong thân van. Và được thiết kế bằng tay gạt đối với các kích thước nhỏ, vừa phải. Và cấu tạo bằng tay quay vô lắng nếu như đó là kích thước lớn.
Van bướm được cấu tạo bằng các chất liệu khác nhau như gang, inox, nhựa với các lớp lót làm kín bằng EPDm, NBR, PTFE. Van hoạt động hết sức đơn iarn chỉ cần gạt tay hoặc xoay bánh vô lăng. Khi làm các thao tác mở van các cánh bướm trong van sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ. Và nếu cánh van song song với đường ống thì đồng thời lúc này dòng nước sẽ được chảy qua. Và khi cánh van vuông góc với đường ống dòng lưu lượng lúc này sẽ bị ngưng lại hoàn toàn.
2. Sự khác nhau giữa van bướm và van cửa.
Qua ở phần trên tìm hiểu về khái niệm của van bướm và van cửa chắc hẳn các bạn đã hình dung ra sự khac snhau giữa hi loại van này. Nhưng để có thể hiểu một cách đơn giản hơn xin mời các bạn cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại van này ở mục này nhé.
2.1. Giống nhau của bướm và van cửa.
– Hai loại van này được gọi chung là van hai chiều. Vì nó cho dòng chảy đi qua với hai hướng khác nhau.
– Khi lắp đặt van vào hệ thống cả hai van bướm và van cửa đều sử dụng mặt bích để lắp đặt.
– Cả hai van đều sử dụng với mục đích là ngăn chặn hoặc cho dòng chảy đi qua đường ống sau khi khởi động.
– Chất liệu cấu tạo cho hai loại van đều giống nhau để có thể phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau.
2.2. Điểm khác nhau giữa van bướm và van cửa.
– Về van bướm chúng ta có thể thấy cánh van của nó luôn luôn nằm trên hệ thống đường ống. Còn đối với van cửa thì khi hoạt động cánh van không còn nằm trên hệ thống đường ống. Chính vì vậy nên để điều tiết dòng chảy thì van bướm được đa phần áp dụng nhiều. Và nếu đường ống có rác thì van bướm khả năng kẹt van sẽ xuất hiện.
– Cả hai van đều đa dạng về kích thước. Tuy nhiên các dạng kích thước DN50-DN300 có thêm dạng tay gạt. Còn Van cửa chỉ có duy nhất dạng tay vặn.
– Đối với kiểu kết nối và kích cỡ. Van cửa có kết nối gen đến DN50, còn van bướm chỉ có kích thước DN40 trở lên.
– Tiêu chuẩn kết nối của van cửa phụ thuộc vào mặt bích theo kích cở kết nối của van. Nhưng van bướm thì hầu hết phù hợp với hầu hết tiêu chuẩn từ BS, JIS, DIN.
– Van cửa chỉ sử dụng cho hệ thống cấp thoát nước. Còn van bướm được sử dụng cho hệ thống cấp thoát nước cũng như hệ thống khí nén.
Trên đây là bài viết chia sẻ về sự khác nhau giữa van bướm và van cửa. Mọi chi tiết hay cần tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ với Tân Bình bằng địa chỉ liên hệ sau.
C/ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Tân Bình
Đ/c: Cụm 6, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline:0987.66.88.55
Email: tanbinh155@gmail.com