Van công nghiệp là một thiết bị cơ khí được dùng trong công nghiệp đường ống để điều chỉnh dòng chảy của lưu chất. Van được chia làm nhiều loại như:
+ Van tiết lưu.
+ Van cân bằng.
+ Van cầu.
+ Van Bướm.
+ Van một chiều.
Các vị trí vận hành của van.
+ Khi van đóng hoàn toàn thì sẽ không có dòng chảy của vật chất đi.
+ Nếu như van chỉ mở một phần thì chỉ có một phần của dòng chảy đi qua, khi van ở vị trí này. Thì nó được gọi là đang ở vị trí điều tiết lưu lượng của dòng chảy.
+ Khi van mở hoàn toàn thì ta có dòng chảy đi qua van là cực đại.
VAN Cổng (Van Cửa).
Có tên gọi tiếng anh là GATE VALVES, là một trong những loại van được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Van cổng đóng dòng chảy khi chúng chắn ngang qua toàn bộ dòng chảy. Khi van được mở hoàn toàn thì cửa của chúng không nằm trong dòng chảy của vật chất. Lúc này độ cản trở dòng chảy của van là rất nhỏ có nghĩa là sự sụt áp hay mất năng lượng. Khi vật chất đi qua van được hạn chế ở mức nhỏ nhất.
Các phần tử liên kết của van cổng
Loại van này liên kết với đường ống bằng mặt bích ở cả hai đầu. Van cổng và đường ống được nối với nhau bằng các bulông. Gioăng đệm được chèn vào giữa hai mặt bích của van và đường ống để sự nối có được độ kín cao.
Ngoài ra van cổng còn có các dạng nối khác giữa đường ống và thân van. Các phương pháp này bao gồm: Mối nối lắp ghép ren, nối bằng then chốt, nối bằng phương pháp hàn gối đầu.
Trong nắp van cổng ở phía trên có khoảng không để có thể kéo tấm cửa của van lên khi mở van. Có rất nhiều dạng nối giữa nắp van và thân van để hình thành nên một mối lắp ghép kín. Chúng có thể là dạng lắp ghép bằng mặt bích, bằng cách lắp ghép ren, hay bằng mối lắp ghép ren có hàn ở đường mép.
Cần van cổng.
Cửa van cổng được gắn với cần van. Phía trên nắp van có nắp bịt kín, nắp này có chức năng làm kín không cho vật chất rò rỉ ra ngoài. Nắp làm kín được nhồi vật liệu bít kín. Đầu phía trên của cần van được nối với tay quay.
Trong hình vẽ là loại nối bằng ren. Khi vặn tay quay thì cần van sẽ chuyển động lên xuống để đóng hay mở van. Nên chúng ta cũng có thể gọi đây là loại van có cần chuyển động. Khi quan sát vị trí của cần van ta có thể nhận biết được van đang ở vị trí đóng hay mở.
Hình trên là một loại van cổng có cần chuyển động khác. Nắp van được tạo ren ở phía trong. Phần ren của nắp van và cần van ăn khớp với nhau. Đầu trên của cần van được nối với tay quay bằng mối nối không chuyển động. Khi cần van chuyển động lên hay xuống thì tay quay và cửa van cũng chuyển động theo.
Dưới đây là một loại van khác có mối lắp ghép ren ở phía trong. Ở loại này có mối lắp ghép ren giữa cửa van và cần van. Đầu trên của cần van gắn chặt với tay quay.
Thiết kế cửa van:
Cửa van là phần dùng để điều chỉnh dòng chảy.
Khi cửa van chuyển động xuống chúng sẽ chặn đứng dòng chảy và tạo nên độ kín giữa nó và hai vòng tiếp xúc. Khi cửa van cổng chuyển động lên xuống sẽ sinh ra lực ma sát giữa cửa van và hai vòng. Tiếp xúc do đó sẽ gây ra sự mài mòn các phần tiếp xúc này.
Mặt khác dòng chảy của vật chất luôn có xu hướng mài mòn những phần tiếp xúc với. Khi dòng chảy của vật chất dưới áp suất cao thì sự mài mòn ngày càng lớn.
Cửa van cổng trong trường hợp B sẽ bị mài mòn nhiều hơn trong trường hợp A. Nếu cửa van và các vòng tiếp xúc bị mài mòn nhiều thì chúng sẽ không còn tác dụng làm kín toàn bộ dòng chảy khi đang ở vị trí đóng. Vì van cửa bị mài mòn không đồng đều khi ở vị trí điều tiết nên thông thường không sử dụng loại van này vào mục đích điều tiết dòng chảy.
Cửa van cổng cũng có nhiều dạng điều tiết khác nhau. Loại thông dụng nhất là cửa liền là chế tạo chỉ được có một tấm.
Tiếp theo.
Trong loại cửa này khi ở vị trí đóng thì áp suất của dòng chảy chỉ tác động lên một mặt của cửa. Một dạng cửa van khác là cửa gồm có hai cánh song song. Loại cửa này gồm có nhiều phần ghép lại với nhau. Khi đóng hai cửa được chèn chặt bằng hai tấm kim loại.
Khi tấm phía dưới chạm điểm dừng thì nó không thể tiến thêm được nữa. Khi đó nếu cần van tiếp tục chuyển động xuống nó sẽ tạo lực tác dụng lên tấm phía dưới. Lúc này cả hai tấm sẽ đẩy hai cánh ra hai phía. Do đó trong loại van cửa này ta có thể có được độ kín cao.
Phần cánh nào tiếp xúc với dòng chảy tới sẽ bị mài mòn nhiều hơn nhưng vì độ kín được tạo nên bởi cả hai cánh nên khi một cánh bị mài mòn ta vẫn có được độ kín đòi hỏi. Khi mở van, những chuyển động đầu tiên của tay quay sẽ làm giảm lực tác dụng lên hai cửa.
Trong một số hệ thống có sự thay đổi nhiệt độ lớn, sự giãn nở đường ống sẽ làm oằn thân van tạo nên lực tác dụng rất lớn lên cửa van và có thể làm cho cửa van không thể chuyển động được.
Tiếp đến.
Van cổng có hai cửa song song được dùng trong trường hợp này. Vì khi tấm phía trên được kéo lên sẽ giảm được lực tác dụng lên cửa van làm cho cửa van có thể chuyển động một cách dễ dàng hơn.
Vì cấu tạo của loại cửa van này gồm nhiều phần ghép lại với nhau nên chúng thường bị trục trặc nếu như các tạp chất bị tắc kẹt hay lắng đọng trong đó nên loại van này thường được dùng cho các đường ống dẫn các sản phẩm có độ sạch cao
Nguồn sưu tầm.