Van bướm tay quay và những điều cần biết

Chào các bạn, van bướm tay quay sẽ là chủ đề của ngày hôm nay. Trong những bài viết trước đây, tôi đã nói khá nhiều về các loại van. Như van bi, van bướm hay van điện từ. Nhưng còn van bướm tay quay là gì, nó có cấu tạo ra sao, chức năng như thế nào, và còn rất nhiều điều thú vị khác về các loại van này nữa. Tất cả sẽ có hết trong phần thông tin dưới đây.

1. Van bướm tay quay là gì.

Van bướm tay quay
Van bướm tay quay

Có thể bạn chưa biết, van bướm tay quay, vẫn thường được gọi với tên van bướm vô lăng. Đây là một loại van dùng để đóng mở sòng chảy tức thì, bởi một lá van dạng đĩa. Trong thân van có một ty van, được ép chặt vào vòng đệm cao su được đúc sẵn.

2. Thiết kế cấu tạo của van bướm tay quay.

Van bướm tay quay nhựa
Van bướm tay quay nhựa

Đa số các loại van bướm đều có thiết kế tay gạt. Nhưng cũng có một số loại van bướm sử dụng tay quay, hay còn gọi vô lăng để làm thiết bị điều khiển.

Van bướm tay quay rất được ưa chuộng sử dụng trên thị trường, vì nó có mức giá khá thấp so với các loại van khác. Và đương nhiên mức giá thấp thì nguyên vật liệu sử dụng để chế tạo cũng ít. Do đó loại van này có cấu tạo khá đơn giản.

Cũng giống như van bướm tay gạt, loại van bướm sử dụng cần điều khiển tay quay. Cũng sử dụng các chất liệu để chế tạo là inox, gang và nhựa. Và thiết bị này có cấu tạo như sau:

=== >Xem thêm: Bất cứ điều gì về van bi – vào đây có hết

2.1. Thân van.

Thân của van bướm tay quay là một vòng kim loại, được đúc bằng inox, gang hoặc nhựa. Chúng được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống.

2.2 Đĩa van.

Hay còn được gọi là cánh bướm: Cánh van thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống.

2.3 Tay quay.

Tay quay này có dạng giống như một vô lăng. Kết nối với trục của van. Khi quay vô lăng, sẽ tạo ra lực khiến trục van quay. Đồng thời khiến cho lá van mở để cho lưu chất đi qua.

3. Phân tích ưu nhược điểm của van bướm tay quay.

Những ưu điểm ứng dụng của van bướm
Những ưu điểm ứng dụng của van bướm

Van bướm tay quay có rất nhiều ưu điểm như cấu tạo đơn gản dễ bảo trì. Giá thành thấp. Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì loại van này cũng tồn tại một số nhược điểm đặc thù. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân tích nhé.

3.1 Ưu điểm.

– Van bướm sử dụng tay quay có thể xem là loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay trong các nhà máy, xí nghiệp.

– Thiết kế bằng vật liệu nhẹ và nhỏ gọn, phù hợp với các nhu cầu bảo trì đòi hỏi không gian nhỏ.

– Điều khiến van bướm tay quay luôn được ưa chuộng sử dụng rộng rãi nhất. Là bởi nó có giá rẻ hơn nhiều so với các loại van công nghiệp cùng chức năng như van bi, van cổng…

– Cách sử dụng vận hành rất đơn giản (vận hành tay gạt, tay quay, khí nén hoặc bằng điện). Phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

=== > Xem thêm: Thông tin về các loại van công nghiệp phổ biến hiện nay

3.2 Nhược điểm.

Van bướm điều khiển điện rời
Van bướm điều khiển điện rời

– Sử dụng tốt nhất ở môi trường áp suất thấp, nên môi trường áp suất cao không phù hợp với nó. Nên loại van này chỉ chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.

– Khi sử dụng hạn chế mở điều tiết từ 15 o C đến 80 o C.

Bạn vừa xem xong những thông tin tham khảo về van bướm tay quay. Một trong những loại van rất phổ biến trong môi trường dân sinh. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới hơn để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị về điện máy nhé.

C/ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Tân Bình

Đ/c: Cụm 6, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0987.66.88.55

Email: doanviet191010@gmail.com

Trả lời